Nước ép trái cây
Loại nước đóng chai này ít chất xơ, song lại nhiều đường, chất bảo quản và hương vị. Khi vào cơ thể, vi khuẩn phân hủy đường, hương vị, gây dư thừa khí, dẫn đến đầy hơi. Thay vì uống một chai nước ép táo, bạn có thể ăn một quả táo để tận dụng lượng chất xơ, tránh nguy cơ đầy hơi và chướng bụng.
Nước ép trái cây
Loại nước đóng chai này ít chất xơ, song lại nhiều đường, chất bảo quản và hương vị. Khi vào cơ thể, vi khuẩn phân hủy đường, hương vị, gây dư thừa khí, dẫn đến đầy hơi. Thay vì uống một chai nước ép táo, bạn có thể ăn một quả táo để tận dụng lượng chất xơ, tránh nguy cơ đầy hơi và chướng bụng.
Sữa
Sữa tốt cho sức khỏe tổng thể, nhưng một số người có cơ địa không dung nạp lactose uống sữa có thể bị đầy bụng. Bởi đường ruột của những người này không thể tiêu hóa đường lactose trong sữa. Loại đường này cũng tồn tại trong các sản phẩm từ sữa khác.
Không dung nạp lactose khá phổ biến ở trẻ em. Ở người già, lão hóa do tuổi tác có thể gây mất khả năng tiêu hóa lactose.
Sữa
Sữa tốt cho sức khỏe tổng thể, nhưng một số người có cơ địa không dung nạp lactose uống sữa có thể bị đầy bụng. Bởi đường ruột của những người này không thể tiêu hóa đường lactose trong sữa. Loại đường này cũng tồn tại trong các sản phẩm từ sữa khác.
Không dung nạp lactose khá phổ biến ở trẻ em. Ở người già, lão hóa do tuổi tác có thể gây mất khả năng tiêu hóa lactose.
Cà phê
Không phải mọi người uống cà phê đều bị kích ứng đường tiêu hóa. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số người nhạy cảm với thành phần caffeine. Triệu chứng gồm đầy hơi, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…
Cà phê sữa, bạc xỉu hay cà phê thêm chất làm ngọt nhân tạo, đường… dễ dẫn đến đầy bụng hơn so với cà phê nguyên chất.
Cà phê
Không phải mọi người uống cà phê đều bị kích ứng đường tiêu hóa. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số người nhạy cảm với thành phần caffeine. Triệu chứng gồm đầy hơi, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…
Cà phê sữa, bạc xỉu hay cà phê thêm chất làm ngọt nhân tạo, đường… dễ dẫn đến đầy bụng hơn so với cà phê nguyên chất.
Nước ngọt có gas
Những bong bóng cacbonat nhỏ làm người uống bị đầy hơi nhanh. Chất làm ngọt nhân tạo trong soda không thân thiện với đường ruột, có thể gây căng thẳng cho dạ dày, khó tiêu hóa, dễ dẫn đến tiêu chảy và các triệu chứng khác như đầy hơi, đau bụng.
Uống nhiều nước ngọt trong thời gian dài ảnh hưởng đến chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột, gây khó chịu ở bụng.
Nước ngọt có gas
Những bong bóng cacbonat nhỏ làm người uống bị đầy hơi nhanh. Chất làm ngọt nhân tạo trong soda không thân thiện với đường ruột, có thể gây căng thẳng cho dạ dày, khó tiêu hóa, dễ dẫn đến tiêu chảy và các triệu chứng khác như đầy hơi, đau bụng.
Uống nhiều nước ngọt trong thời gian dài ảnh hưởng đến chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột, gây khó chịu ở bụng.
Bia, rượu
Đây là chất gây viêm, kích ứng dạ dày dẫn đến sưng tấy, sản sinh ra nhiều axit trong dạ dày hơn. Các loại ngũ cốc thường được sử dụng để làm bia như lúa mì và lúa mạch có đặc điểm khó tiêu hóa, dễ sinh khí trong bụng.
Với các loại đồ uống, mọi người nên hạn chế dùng ống hút. Thói quen dùng ống hút tạo cơ hội cho không khí bên ngoài theo ống hút vào bụng, khiến đầy hơi, chướng bụng xảy ra.
Bia, rượu
Đây là chất gây viêm, kích ứng dạ dày dẫn đến sưng tấy, sản sinh ra nhiều axit trong dạ dày hơn. Các loại ngũ cốc thường được sử dụng để làm bia như lúa mì và lúa mạch có đặc điểm khó tiêu hóa, dễ sinh khí trong bụng.
Với các loại đồ uống, mọi người nên hạn chế dùng ống hút. Thói quen dùng ống hút tạo cơ hội cho không khí bên ngoài theo ống hút vào bụng, khiến đầy hơi, chướng bụng xảy ra.
Anh Chi (Theo Livestrong) Ảnh: Anh Chi, Bùi Thủy
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp