Loạt cổ vật đa chất liệu trưng bày ở TP HCM

29/12/2024
|
0 lượt xem
Giải Trí Mỹ Thuật Sân Khấu - Mỹ Thuật
Loạt cổ vật đa chất liệu trưng bày ở TP HCM

Triển lãm mang chủ đề "Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản" giới thiệu các cổ vật của 32 nhà sưu tập. Hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Hội cổ vật TP HCM, diễn ra từ ngày 6 đến 30/10.

Ông Lê Thanh Nghĩa - chủ tịch Hội Cổ vật TP HCM - cho biết các hiện vật trưng bày có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 20. Cổ vật phong phú chủng loại được chế tác từ nhiều chất liệu như đồng, bạc, gốm và có nguồn gốc từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Pháp.

Triển lãm mang chủ đề "Cổ vật và hành trình gìn giữ hồn di sản" giới thiệu các cổ vật của 32 nhà sưu tập. Hoạt động kỷ niệm 15 năm thành lập Hội cổ vật TP HCM, diễn ra từ ngày 6 đến 30/10.

Ông Lê Thanh Nghĩa - chủ tịch Hội Cổ vật TP HCM - cho biết các hiện vật trưng bày có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 20. Cổ vật phong phú chủng loại được chế tác từ nhiều chất liệu như đồng, bạc, gốm và có nguồn gốc từ nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Pháp.

Một chiếc ấm đồng từ thế kỷ 16 của nhà sưu tập Nguyễn Chí Hiếu.

Một chiếc ấm đồng từ thế kỷ 16 của nhà sưu tập Nguyễn Chí Hiếu.

Chiếc bình phong chất liệu bạc thời Nguyễn (1802-1945) được chạm trổ hình rồng, là hiện vật của nhà sưu tập Thân Việt Hùng.

Chiếc bình phong chất liệu bạc thời Nguyễn (1802-1945) được chạm trổ hình rồng, là hiện vật của nhà sưu tập Thân Việt Hùng.

Sáu cổ vật bằng bạc, khoảng thế kỷ 18, thuộc nền văn hóa Chăm, nằm trong bộ sưu tập của Đào Phan Ngô.

Nhà sưu tập Đào Phan Ngô cho biết các món đồ gồm hộp, mâm bồng được cộng đồng người Chăm xưa dùng đựng đồ thờ cúng, vôi, vật dụng sinh hoạt. Cổ vật có nguồn gốc từ Ninh Thuận, anh sở hữu hơn 10 năm nay.

Sáu cổ vật bằng bạc, khoảng thế kỷ 18, thuộc nền văn hóa Chăm, nằm trong bộ sưu tập của Đào Phan Ngô.

Nhà sưu tập Đào Phan Ngô cho biết các món đồ gồm hộp, mâm bồng được cộng đồng người Chăm xưa dùng đựng đồ thờ cúng, vôi, vật dụng sinh hoạt. Cổ vật có nguồn gốc từ Ninh Thuận, anh sở hữu hơn 10 năm nay.

Chiếc tủ gỗ cẩn ngà, khoảng đầu thế kỷ 20 của nhà sưu tập Nguyễn Văn Nhất.

Chiếc tủ gỗ cẩn ngà, khoảng đầu thế kỷ 20 của nhà sưu tập Nguyễn Văn Nhất.

Bộ đồ gốm như đĩa, tô, âu, bát hương, hũ thời Lê - Mạc, khoảng thế kỷ 15-16 của nhiều nhà sưu tập được trưng bày.

Bộ đồ gốm như đĩa, tô, âu, bát hương, hũ thời Lê - Mạc, khoảng thế kỷ 15-16 của nhiều nhà sưu tập được trưng bày.

Chiếc đĩa bằng gốm Chu Đậu, khoảng thế kỷ 15, còn nguyên vẹn đường nét hoa văn trang trí hình cây lá, hoa cỏ.

Chiếc đĩa bằng gốm Chu Đậu, khoảng thế kỷ 15, còn nguyên vẹn đường nét hoa văn trang trí hình cây lá, hoa cỏ.

Bộ 10 chiếc chóe và ấm thời vua Khang Hy (trị vì 1661-1722), triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, thuộc bộ sưu tập của Lê Văn Kiên ở Vũng Tàu.

Nhà sưu tập cho biết các cổ vật được trục vớt từ con tàu đắm ở vùng biển Hòn Cau, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 1990. Xác tàu dài hơn 32 m, rộng gần 9 m, chìm ở độ sâu 40 m và ngập dưới bùn cát một mét. Hơn 60.000 hiện vật được trục vớt, phần lớn là gốm sứ Trung Quốc được sản xuất tại lò Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây), Đức Hóa (tỉnh Phúc Kiến) và Sán Đầu.

Bộ 10 chiếc chóe và ấm thời vua Khang Hy (trị vì 1661-1722), triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, thuộc bộ sưu tập của Lê Văn Kiên ở Vũng Tàu.

Nhà sưu tập cho biết các cổ vật được trục vớt từ con tàu đắm ở vùng biển Hòn Cau, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 1990. Xác tàu dài hơn 32 m, rộng gần 9 m, chìm ở độ sâu 40 m và ngập dưới bùn cát một mét. Hơn 60.000 hiện vật được trục vớt, phần lớn là gốm sứ Trung Quốc được sản xuất tại lò Cảnh Đức Trấn (tỉnh Giang Tây), Đức Hóa (tỉnh Phúc Kiến) và Sán Đầu.

Nhiều nhất trong triển lãm là các món đồ thuộc dòng gốm Cây Mai trong thế kỷ 19-20 của nhiều nhà sưu tập.

Gốm Cây Mai nổi tiếng ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn đầu thế kỷ 19, thiên về mỹ thuật do nghệ nhân người Hoa chế tác. Gốm Cây Mai có hai dòng sản phẩm phổ biến là: gốm gia dụng (lu, hũ, chậu, nồi, bát, đĩa, ấm) và gốm mỹ thuật (đôn, tranh tượng thờ, linh vật, lư hương, bài vị) dùng trang trí đình chùa.

Hiện gốm Cây Mai chỉ còn lưu giữ tại một số đình, chùa miếu và nằm trong bộ sưu tập của những người đam mê đồ cổ.

Nhiều nhất trong triển lãm là các món đồ thuộc dòng gốm Cây Mai trong thế kỷ 19-20 của nhiều nhà sưu tập.

Gốm Cây Mai nổi tiếng ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn đầu thế kỷ 19, thiên về mỹ thuật do nghệ nhân người Hoa chế tác. Gốm Cây Mai có hai dòng sản phẩm phổ biến là: gốm gia dụng (lu, hũ, chậu, nồi, bát, đĩa, ấm) và gốm mỹ thuật (đôn, tranh tượng thờ, linh vật, lư hương, bài vị) dùng trang trí đình chùa.

Hiện gốm Cây Mai chỉ còn lưu giữ tại một số đình, chùa miếu và nằm trong bộ sưu tập của những người đam mê đồ cổ.

Tin liên quan
Tin Nổi bật