Người Cần Thơ 'vật lộn' khi triều cường gây ngập gần một mét

30/12/2024
|
0 lượt xem
Mekong Thời Sự
Người Cần Thơ 'vật lộn' khi triều cường gây ngập gần một mét

Ba ngày qua triều cường cùng với mưa lớn ảnh hưởng nhiều nơi ở TP Cần Thơ. Hôm qua triều cường ở thành phố đạt đỉnh 2,13 m, vượt 13 cm so báo động 3, nhiều khu vực trũng thấp, ven đô ngập sâu. Ảnh hưởng nặng nhất là đường Bùi Hữu Nghĩa, chợ Bình Thủy, nhiều nơi ngập gần một mét, khiến sinh hoạt, kinh doanh của người dân đảo lộn.

Ba ngày qua triều cường cùng với mưa lớn ảnh hưởng nhiều nơi ở TP Cần Thơ. Hôm qua triều cường ở thành phố đạt đỉnh 2,13 m, vượt 13 cm so báo động 3, nhiều khu vực trũng thấp, ven đô ngập sâu. Ảnh hưởng nặng nhất là đường Bùi Hữu Nghĩa, chợ Bình Thủy, nhiều nơi ngập gần một mét, khiến sinh hoạt, kinh doanh của người dân đảo lộn.

"Đây là ngày thứ ba liên tiếp người dân ở đây bị ngập. Tôi nghe dự báo nước còn dâng trong ba ngày nữa. Nước ngập mỗi ngày hai lần, mỗi lần 4-5 tiếng khiến việc buôn bán rất ế ẩm", bà Nguyễn Thị Hằng, 72 tuổi, chủ cửa hàng hoa trên đường Bùi Hữu Nghĩa, nói.

"Đây là ngày thứ ba liên tiếp người dân ở đây bị ngập. Tôi nghe dự báo nước còn dâng trong ba ngày nữa. Nước ngập mỗi ngày hai lần, mỗi lần 4-5 tiếng khiến việc buôn bán rất ế ẩm", bà Nguyễn Thị Hằng, 72 tuổi, chủ cửa hàng hoa trên đường Bùi Hữu Nghĩa, nói.

Ông Phan Văn Ửng, 66 tuổi, ngồi buồn rầu bên mâm đậu phộng luộc và vé số ế. "Bình thường mỗi ngày bán 200 tờ vé số và 5-6 kg đậu nhưng khi nước ngập như thế này, giảm số lượng một nửa vẫn ế", ông Ứng nói.

Ông Phan Văn Ửng, 66 tuổi, ngồi buồn rầu bên mâm đậu phộng luộc và vé số ế. "Bình thường mỗi ngày bán 200 tờ vé số và 5-6 kg đậu nhưng khi nước ngập như thế này, giảm số lượng một nửa vẫn ế", ông Ứng nói.

Đường Bùi Hữu Nghĩa bắt đầu từ đường Lê Hồng Phong (quốc lộ 91) chạy dài theo sông Bình Thủy (một nhánh của sông Hậu) xây dựng từ hàng chục năm trước. Hiện nhiều đoạn trên tuyến bị lún, xuống cấp nặng nề, thường xuyên ngập khi triều cường. Người dân dùng xuồng máy chạy đến Trường tiểu học Bình Thủy nằm trên đường đón con cháu về nhà.

Đường Bùi Hữu Nghĩa bắt đầu từ đường Lê Hồng Phong (quốc lộ 91) chạy dài theo sông Bình Thủy (một nhánh của sông Hậu) xây dựng từ hàng chục năm trước. Hiện nhiều đoạn trên tuyến bị lún, xuống cấp nặng nề, thường xuyên ngập khi triều cường. Người dân dùng xuồng máy chạy đến Trường tiểu học Bình Thủy nằm trên đường đón con cháu về nhà.

Bà Nguyễn Thị Mai lội nước, đón con gái từ Trường THCS Bình Thủy về nhà.

Bà Nguyễn Thị Mai lội nước, đón con gái từ Trường THCS Bình Thủy về nhà.

Đứng trước cửa nhà trên đường Bùi Hữu Nghĩa, bà Nguyễn Thị Hai (92 tuổi) thấp thỏm chờ, lo con cháu trên đường đi làm về. "Mấy năm gần đây, tuyến đường này ngày càng ngập nặng hơn. Nhà được làm tường chắn nhưng nước hôm nay cao quá, tôi sợ lỡ có sự cố, nước tràn vào thì rất nguy hiểm", bà Hai nói.

Đứng trước cửa nhà trên đường Bùi Hữu Nghĩa, bà Nguyễn Thị Hai (92 tuổi) thấp thỏm chờ, lo con cháu trên đường đi làm về. "Mấy năm gần đây, tuyến đường này ngày càng ngập nặng hơn. Nhà được làm tường chắn nhưng nước hôm nay cao quá, tôi sợ lỡ có sự cố, nước tràn vào thì rất nguy hiểm", bà Hai nói.

Trong các hẻm nhỏ tên đường Bùi Hữu Nghĩa, nước tràn vào loạt nhà dân có tường chắn thấp hoặc chưa kịp xây.

Nhà của mẹ con bà Trần Ngọc Thụy (74 tuổi) và Lê Thị Loan (55 tuổi) nằm trong hẻm sâu, trũng thấp, chỉ có thể xây tường chắn bảo vệ vào phòng nghỉ và căn gác để ăn uống và ngủ. Bếp nấu ăn, nồi, chảo cùng các vật dụng được kê, treo lên cao. "Tôi ở đây hơn 50 năm qua nhưng mới thấy cảnh ngập nặng nề thế này hai năm nay", bà Thụy nói..

Trong các hẻm nhỏ tên đường Bùi Hữu Nghĩa, nước tràn vào loạt nhà dân có tường chắn thấp hoặc chưa kịp xây.

Nhà của mẹ con bà Trần Ngọc Thụy (74 tuổi) và Lê Thị Loan (55 tuổi) nằm trong hẻm sâu, trũng thấp, chỉ có thể xây tường chắn bảo vệ vào phòng nghỉ và căn gác để ăn uống và ngủ. Bếp nấu ăn, nồi, chảo cùng các vật dụng được kê, treo lên cao. "Tôi ở đây hơn 50 năm qua nhưng mới thấy cảnh ngập nặng nề thế này hai năm nay", bà Thụy nói..

Để tránh tình trạng xe 3-4 bánh bị chết máy hoặc tạo sóng lớn tràn vào nhà dân, chính quyền cho đặt tạm biển cấm các loại phương tiện này.

TP Cần Thơ đang lập dự án xây thêm ba tuyến kè tổng chiều dài hơn 8,2 km cùng 12 cống kiểm soát nước, 6 cống ngăn triều với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, để chống ngập cho hơn 2.800 ha tại quận Ninh Kiều, Bình Thủy. Trong đó có cống sông Bình Thùy và đầu tư nâng cấp tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa.

Để tránh tình trạng xe 3-4 bánh bị chết máy hoặc tạo sóng lớn tràn vào nhà dân, chính quyền cho đặt tạm biển cấm các loại phương tiện này.

TP Cần Thơ đang lập dự án xây thêm ba tuyến kè tổng chiều dài hơn 8,2 km cùng 12 cống kiểm soát nước, 6 cống ngăn triều với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, để chống ngập cho hơn 2.800 ha tại quận Ninh Kiều, Bình Thủy. Trong đó có cống sông Bình Thùy và đầu tư nâng cấp tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa.

Khu Đình Bình Thủy - Di tích quốc gia, nằm cặp đường Lê Hồng Phong, đối diện đầu đường Bùi Hữu Nghĩa bị ngập nhiều ngày qua.

Khu Đình Bình Thủy - Di tích quốc gia, nằm cặp đường Lê Hồng Phong, đối diện đầu đường Bùi Hữu Nghĩa bị ngập nhiều ngày qua.

Đến sáng nay, triều cường khiến đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều ngập sâu, xe đi lại khó khăn.

Ông Lệ Sỹ Vinh, Phó giám đốc phụ trách Đài Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ, cho biết đỉnh triều trên các sông, rạch ở Cần Thơ lên cao và có khả năng đạt đỉnh vào ngày 19 và 20/10. Do ảnh hưởng của kỳ triều cường rằm tháng Chín kết hợp lũ thượng nguồn đổ về, nước sông còn lên cao, vượt mức báo động 3 từ 18-28 cm.

Lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ thông tin thêm những ngày tiếp theo (21-23/10) đỉnh triều duy trì trên báo động 3. Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều hàng ngày vào 6-8h và 16-20h. Đây là đợt triều cường xấp xỉ mức lịch sử năm 2022 (2,27 m), sẽ gây ngập úng diện rộng tại khu vực trũng thấp, vùng nội ô ven sông của thành phố.

Đến sáng nay, triều cường khiến đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Ninh Kiều ngập sâu, xe đi lại khó khăn.

Ông Lệ Sỹ Vinh, Phó giám đốc phụ trách Đài Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ, cho biết đỉnh triều trên các sông, rạch ở Cần Thơ lên cao và có khả năng đạt đỉnh vào ngày 19 và 20/10. Do ảnh hưởng của kỳ triều cường rằm tháng Chín kết hợp lũ thượng nguồn đổ về, nước sông còn lên cao, vượt mức báo động 3 từ 18-28 cm.

Lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ thông tin thêm những ngày tiếp theo (21-23/10) đỉnh triều duy trì trên báo động 3. Thời gian xuất hiện mực nước đỉnh triều hàng ngày vào 6-8h và 16-20h. Đây là đợt triều cường xấp xỉ mức lịch sử năm 2022 (2,27 m), sẽ gây ngập úng diện rộng tại khu vực trũng thấp, vùng nội ô ven sông của thành phố.

    Người dân ở Cần Thơ gặp khó khi triều cường dâng cao

Cuộc sống người dân Cần Thơ đảo lộn do triều cường. Video: An Bình

An Bình

Tin liên quan
Tin Nổi bật