Thư viện kiến trúc Pháp gần 100 tuổi ở Quy Nhơn

01/01/2025
|
0 lượt xem
Ảnh Du Lịch
Thư viện kiến trúc Pháp gần 100 tuổi ở Quy Nhơn

Tọa lạc trên đường An Dương Vương, bên bờ biển Quy Nhơn, thư viện Đại học Quy Nhơn là địa điểm nổi tiếng không chỉ với sinh viên mà còn thu hút du khách, giới nhiếp ảnh.

Công trình vốn là Đại chủng viện Quy Nhơn, được trường Đại học Sư phạm - tiền thân của Đại học Quy Nhơn - tiếp quản sau năm 1975.

Tòa nhà được Giám mục Tardieu giao cho Linh mục Dorgeville xây dựng năm 1930 để thay thế Đại chủng viện Đại An. Với kiến thức và kinh nghiệm, Linh mục Dorgeville đã lập kế hoạch xây dựng và giám sát công trình, đưa vào sử dụng vào năm 1932.

Tọa lạc trên đường An Dương Vương, bên bờ biển Quy Nhơn, thư viện Đại học Quy Nhơn là địa điểm nổi tiếng không chỉ với sinh viên mà còn thu hút du khách, giới nhiếp ảnh.

Công trình vốn là Đại chủng viện Quy Nhơn, được trường Đại học Sư phạm - tiền thân của Đại học Quy Nhơn - tiếp quản sau năm 1975.

Tòa nhà được Giám mục Tardieu giao cho Linh mục Dorgeville xây dựng năm 1930 để thay thế Đại chủng viện Đại An. Với kiến thức và kinh nghiệm, Linh mục Dorgeville đã lập kế hoạch xây dựng và giám sát công trình, đưa vào sử dụng vào năm 1932.

Công trình bao gồm hai khối nhà chính cao ba tầng. Chiều dài mỗi tòa lần lượt là 30 m và 27,5 m, rộng 12 m, cùng nhà nguyện ở trung tâm.

Công trình bao gồm hai khối nhà chính cao ba tầng. Chiều dài mỗi tòa lần lượt là 30 m và 27,5 m, rộng 12 m, cùng nhà nguyện ở trung tâm.

Hệ thống cửa sổ mang đậm phong cách Gothic.

Hệ thống cửa sổ mang đậm phong cách Gothic.

Khu nhà trệt ở giữa có hệ thống cột và mái được thiết kế tinh xảo. Cột gỗ cao 8 m, hệ vì kèo chạm trổ hoa văn. Một phần nội thất của nhà trệt được lấy từ Đại chủng viện Đại An ở Phù Cát, vận chuyển bằng đường thủy về Quy Nhơn.

Hai khối nhà hai bên nổi bật với kiến trúc mái vòm nối dọc hành lang, tạo không gian thông thoáng và thích ứng với khí hậu nhiệt đới.

Khu nhà trệt ở giữa có hệ thống cột và mái được thiết kế tinh xảo. Cột gỗ cao 8 m, hệ vì kèo chạm trổ hoa văn. Một phần nội thất của nhà trệt được lấy từ Đại chủng viện Đại An ở Phù Cát, vận chuyển bằng đường thủy về Quy Nhơn.

Hai khối nhà hai bên nổi bật với kiến trúc mái vòm nối dọc hành lang, tạo không gian thông thoáng và thích ứng với khí hậu nhiệt đới.

Hoa văn gỗ được chạm khắc cầu kỳ, gắn trên các bệ cột, ô cửa sổ.

Hoa văn gỗ được chạm khắc cầu kỳ, gắn trên các bệ cột, ô cửa sổ.

Một ô cửa sổ với thiết kế vòm và cánh cửa được chạm khắc hoa văn.

Cửa gỗ nổi bật trên nền tường xanh, tạo không gian đậm chất cổ điển, nhiều sinh viên chọn nơi này làm chỗ học bài, đọc sách.

Một ô cửa sổ với thiết kế vòm và cánh cửa được chạm khắc hoa văn.

Cửa gỗ nổi bật trên nền tường xanh, tạo không gian đậm chất cổ điển, nhiều sinh viên chọn nơi này làm chỗ học bài, đọc sách.

Các phòng và hành lang dùng gạch hoa, màu sắc ăn tông với màu tường tạo cảm giác cổ điển, ấm cúng.

Kỹ thuật xây dựng cuốn vòm - vốn lạ lẫm với thợ địa phương đầu thế kỷ XX đã được ứng dụng vào tòa nhà.

Các phòng và hành lang dùng gạch hoa, màu sắc ăn tông với màu tường tạo cảm giác cổ điển, ấm cúng.

Kỹ thuật xây dựng cuốn vòm - vốn lạ lẫm với thợ địa phương đầu thế kỷ XX đã được ứng dụng vào tòa nhà.

Cầu thang của thư viện cũng đậm nét cổ kính với nhiều chi tiết được làm từ gỗ quý.

Cầu thang của thư viện cũng đậm nét cổ kính với nhiều chi tiết được làm từ gỗ quý.

Sinh viên học tập tại thư viện Đại học Quy Nhơn.

Bạn Đinh Ánh Tuyết, cựu sinh viên, nói thư viện là nơi "đong đầy kỷ niệm mỗi mùa thi", là nơi nắng nóng và gió biển Quy Nhơn thổi vào, mùa hè chẳng cần quạt vẫn mát rượi nhưng mùa đông lại rất ấm.

Sinh viên học tập tại thư viện Đại học Quy Nhơn.

Bạn Đinh Ánh Tuyết, cựu sinh viên, nói thư viện là nơi "đong đầy kỷ niệm mỗi mùa thi", là nơi nắng nóng và gió biển Quy Nhơn thổi vào, mùa hè chẳng cần quạt vẫn mát rượi nhưng mùa đông lại rất ấm.

Theo Đại học Quy Nhơn, thư viện không chỉ phục vụ nội bộ mà mở cửa để du khách bên ngoài tới tham quan, tìm hiểu. Nơi đây còn là địa điểm nhiều bạn trẻ thực hiện các bộ ảnh check in quay lại trường xưa.

"Từ thời sinh viên tôi đã ấn tượng với kiến trúc cổ kính của thư viện và có nhiều kỷ niệm tại đây", Thùy Dung, cựu sinh viên, nói.

Theo Đại học Quy Nhơn, thư viện không chỉ phục vụ nội bộ mà mở cửa để du khách bên ngoài tới tham quan, tìm hiểu. Nơi đây còn là địa điểm nhiều bạn trẻ thực hiện các bộ ảnh check in quay lại trường xưa.

"Từ thời sinh viên tôi đã ấn tượng với kiến trúc cổ kính của thư viện và có nhiều kỷ niệm tại đây", Thùy Dung, cựu sinh viên, nói.

Dũng Nhân - Thanh Hải

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]
Tin liên quan
Tin Nổi bật