Nói về chuyện mừng cưới, tôi có nguyên tắc đơn giản như sau:
Nếu là những mối quan hệ không thân lắm thì tôi dựa vào địa điểm đặt cỗ để mừng phong bì sao cho gia chủ huề vốn. Vì tôi trả vừa phần ăn của mình, vừa là phép lịch sự tối thiểu, vừa là tham gia ngoại giao mà vẫn không làm mất lòng nhau.
Còn nếu là những mối quan hệ thân thiết, tôi sẽ không tính toán mà mừng cưới gấp nhiều lần số tiền cỗ cưới. Một phần cũng vì bản thân tôi có điều kiện kinh tế, một phần vì muốn thể hiện sự yêu quý, trân trọng với bạn bè, và phần khác là một cách giúp đỡ các bạn chi phí tổ chức đám cưới. Tôi từng bỏ phong bì mừng cưới bạn từ 5-20 triệu đồng. Số tiền đó thực ra không đáng gì so với chi phí tổ chức một đám cưới, nhưng tôi thấy vui vì mừng bạn thân mình được số tiền đó.
Lúc tôi làm đám cưới, có bạn mừng lại tôi gấp ba lần số đó. Nhưng cũng có bạn lúc cưới tôi mừng cả chỉ vàng, nhưng khi cưới tôi bạn lại chỉ mừng lại được một triệu đồng. Tuy nhiên, tôi cũng coi đó là chuyện rất bình thường, vì con người có lúc lên lúc xuống. Đặc biệt, sau khi lập gia đình, con người ta sẽ phải siết lại chi tiêu, không thể thoáng tay như lúc chưa lập gia đình được. Chưa kể còn những yếu tố khác như vợ, chồng chi phối nữa.
Thế nên, tôi chẳng bao giờ so đo, tính toán, để ý đến chuyện mừng cưới bao nhiêu là đủ cả, tất cả tùy vào tình cảm và khả năng của mỗi người.
>> Tôi không mừng cưới nhiều tiền dù tiệc đãi sang
Tóm lại, với tôi, đã đi dự tiệc cưới thì không bao giờ để chủ tiệc phải lỗ phần ăn của mình. Còn nếu đã không thân thiết, cảm thấy không nhất thiết phải đi thì tôi sẽ từ chối luôn từ đầu và không gửi phòng bì gì cả, chứ không phải kiểu ép mình đi ăn cưới người không thân rồi bỏ phòng ít, không bằng giá trị phần ăn.
Tôi chưa gặp đám tiệc nào mà quá sang trọng mà mời người có thu nhập quá thấp đi dự, vì đơn giản bạn bè của người có điều kiện đa phần họ cũng có điều kiện. Đừng nói người làm bàn tiệc 10 triệu đồng một người nhưng mời người có thu nhập 15 triệu đồng một tháng đến dự.
Tôi cho rằng, không nhất thiết phải tranh cãi vì mấy đồng tiền cưới. Nếu thấy không hợp lý, không quá thân thiết, không muốn đi thì cứ đơn giản là từ chối ngay từ lúc nhận được thiệp để gia chủ khỏi đặt cỗ cho phần mình là xong. Còn nếu đã đi thì hãy mừng cưới dựa trên tình cảm và điều kiện thật của bản thân chứ đừng kiểu trả lễ.
Đám cưới 'đẹp mặt' làm khổ cả chủ nhà lẫn khách Đám cưới vui vì khách mừng bằng tiền Lạc quẻ vì mừng cưới kiểu Tây trong đám cưới kiểu ta Cô dâu, chú rể khó chịu khi tôi mừng cưới bằng hai chai champagne 'Mừng cưới trả lễ khi vàng lên giá' 'Bạn mừng cưới một chỉ vàng, tôi mừng lại chỉ 3,5 triệu' Đám cưới 'đẹp mặt' làm khổ cả chủ nhà lẫn khách Đám cưới vui vì khách mừng bằng tiền Lạc quẻ vì mừng cưới kiểu Tây trong đám cưới kiểu ta Cô dâu, chú rể khó chịu khi tôi mừng cưới bằng hai chai champagne 'Mừng cưới trả lễ khi vàng lên giá' 'Bạn mừng cưới một chỉ vàng, tôi mừng lại chỉ 3,5 triệu'